Tin tức khác
- [Tra cứu]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ
- MỘT SỐ CÁC TẠP CHÍ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC THÁNG 4/2022
- Van Lang – Heritech II: Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và Kỹ thuật xanh trong và sau đại dịch COVID-19”
- Ngành Tâm lý Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em
- Hội thảo "Chuyển giao kiến thức tăng cường năng lực điều trị và phòng ngừa viêm gan siêu vi B"
- Seminar về ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp - Thực phẩm - Y dược
- Hội thảo "Mega Trends Shaping Changes - các xu hướng ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng sau đại dịch Covid-19
- Đại học Văn Lang đồng tổ chức Tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh trong và hậu Covid-19”
Trường Đại học Văn Lang tổng kết dự án ENTIRE hợp tác cùng Đại học Wagenigen (Hà Lan)
(VLU, 20/10/2021) - Ngày 01/10/2021, Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang kết hợp với Đại học Wageningen Hà Lan (WUR) và Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường (ETM) tổ chức thành công Hội thảo quốc tế kết thúc dự án ENTIRE – ENabling susTainable Industrial development in Vietnamese delta’s: REducing, Recycling and multi-sourcing industrial water.
Tháng 3/2016, Trường Đại học Văn Lang cùng Đại học Wagenigen (Hà Lan) khởi động Dự án môi trường ENTIRE, nhằm phát triển công nghiệp bền vững ở các đồng bằng của Việt Nam qua việc tái sử dụng, tái chế và đa dạng hóa nguồn nước trong công nghiệp. Trải qua 5 năm thực hiện, Dự án đã đến đích, với Hội thảo tổng kết được tổ chức vào ngày 01/10/2021 vừa qua.
Hội thảo với sự góp mặt của chủ nhiệm đề tài tại Hà Lan và Việt Nam, các thành viên chính đồng thực hiện đề tài và sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu môi trường:
- GS. Huub Rijnaarts, Đại học Wageningen (WUR)
- GS. Simon Bush, Đại học Wageningen (WUR)
- PGS. Kujawa Katarzyna Roeleveld, Đại học Wageningen (WUR)
- PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang
- NCS. ThS. Trần Thu Trang (Trường Đại học Văn Lang)
- NCS. ThS. Lê Minh Trường (Trường Đại học Văn Lang)
- NCV. Astha Bhatta (WUR)
Mở đầu Hội thảo, GS. Huub Rijnaarts và PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên, chuyên gia và đối tác đã hỗ trợ thực hiện, đồng hành với nhóm nghiên cứu trong giai đoạn 2015 đến nay. Trong quá trình thực hiện Dự án ENTIRE, Dự án đã tổ chức 5 hội thảo, cùng các chuyến thực địa của thành viên Dự án tại Việt Nam. Kết quả hội thảo được mong chờ là những bước tiếp theo để đưa ra giải pháp công nghệ, thể chế, vẽ nên một bức tranh tổng quát về sử dụng nước cho hoạt động công nghiệp trong khu vực đồng bằng miền Nam Việt Nam. Dự án cũng là sự nối dài mối quan hệ khắng khít giữa Trường Đại học Văn Lang và Đại học Wageningen trong suốt hơn 25 năm qua, kể từ khi ngành Môi trường của Văn Lang bắt đầu hình thành và phát triển.
3 bài trình bày của 3 thành viên chính đã tóm tắt các kết quả chính của Dự án ENTIRE.
- Nghiên cứu viên Astha Bhatta xây dựng mô hình hỗ trợ ra quyết định với các thông số từ quá trình khảo sát tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trong phạm vi dự án nhằm xác định nguồn nước thay thế có tính khả thi nhất về chất lượng, và sự tán thành của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp. Kết quả cho thấy nước mưa là nguồn nước thay thế khả thi tại khu chế xuất Tân Thuận.
- NCS. ThS. Lê Minh Trường (Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang) cho biết, có 2 cách tiếp cận trong sử dụng nguồn nước hiệu quả, bao gồm giảm thiểu nhu cầu sử dụng nước và tái sử dụng nguồn nước thay thế. Những lý do dẫn đến việc sử dụng nước không hiệu quả có thể kể đến các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất và quy mô sản xuất. Đối với việc tái sử dụng nước thải sau xử lý, thành phần nitrate và một số kim loại nặng là cần được loại bỏ để sử dụng cho các mục đích khác. Công nghệ trao đổi ion và wetland đã và đang được áp dụng để cải thiện chất lượng nước sau xử lý tại khu chế xuất Tân Thuận và khu công nghiệp Hiệp Phước.
- NCS. ThS. Trần Thu Trang phân tích, đánh giá những điểm mạnh, hạn chế và chưa tối ưu trong các năng lực của doanh nghiệp, cơ quan quản lý bao gồm năng lực thể chế (regulatory framework capacity); năng lực tri thức (knowledge capacity); năng lực liên kết (relational capacity) và năng lực thúc đẩy (mobilization capacity) trong quản lý nguồn nước.
Trong phần thảo luận với các nhà khoa học, đại diện các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và các tổ chức NGO trong công tác môi trường đánh giá cao các kết quả nghiên cứu, đưa ra các hướng áp dụng kết quả cũng như công cụ đánh giá cho các khu vực khác. Hơn thế nữa, đây là một trong những mắt xích và có thể phát triển theo định hướng kinh tế tuần hoàn – một trong những định hướng phát triển của thế giới hiện này.
Sau khi kết thúc dự án ENTIRE, Đại học Wageningen cũng đã lên kế hoạch cho các dự án tiếp theo cùng với Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang.
TS. Huỳnh Tấn Lợi
Khoa Công nghệ