Tin tức khác
- [Tra cứu]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ
- MỘT SỐ CÁC TẠP CHÍ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC THÁNG 4/2022
- Van Lang – Heritech II: Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và Kỹ thuật xanh trong và sau đại dịch COVID-19”
- Ngành Tâm lý Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em
- Hội thảo "Chuyển giao kiến thức tăng cường năng lực điều trị và phòng ngừa viêm gan siêu vi B"
- Seminar về ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp - Thực phẩm - Y dược
- Hội thảo "Mega Trends Shaping Changes - các xu hướng ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng sau đại dịch Covid-19
- Đại học Văn Lang đồng tổ chức Tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh trong và hậu Covid-19”
Đại học Văn Lang đồng tổ chức Tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh trong và hậu Covid-19”
(VLU, 12/11/2021) - Ngày 11/11/2021, Câu lạc bộ Khối đào tạo Du lịch thuộc Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Mở Hà Nội, Trường Du lịch (Đại học Huế) và Trường Đại học Văn Lang đồng tổ chức tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh trong và hậu Covid-19”. Hội thảo diễn ra trực tuyến, thu hút sự quan tâm của thầy cô, sinh viên đến từ nhiều trường Đại học, Cao đẳng, cộng đồng doanh nghiệp.
Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội, cũng như đặt ra thách thức lớn cho ngành Du lịch phải thay đổi cách thức triển khai hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thích ứng trong và hậu đại dịch. Tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh trong và hậu Covid-19” liên kết các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch nhằm đưa ra giải pháp cho những vấn đề trên. Bên cạnh đó, tọa đàm còn là nơi chia sẻ, trao đổi, kết nối, nhằm phát triển công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, thích ứng với hoàn cảnh hiện tại và tương lai.
Phát biểu mở đầu Tọa đàm, PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang cho biết: “Khủng khoảng do Covid–19 gây ra có nguyên nhân từ dịch tễ và tạo ra cú sốc ở cả hai phía cung và cầu đối với nền kinh tế. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có những phản ứng phi truyền thống, mang tính sáng tạo cao, thậm chí khác biệt với các giải pháp đã từng được áp dụng trong quá khứ. Tốc độ và mô hình phục hồi của nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào khả năng khống chế sự lây lan của dịch bệnh mà còn phụ thuộc vào sự phù hợp, kịp thời của các chính sách, trong đó chính sách về nguồn nhân lực cần phải được chú trọng, đặc biệt nhân lực ngành Du lịch - một trong những nguồn nhân lực dễ bị tổn thương nhất do tình hình hoạt động kinh doanh của ngành đã ngừng trệ trong thời gian khá dài”.
Tham gia Tọa đàm, PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ: “Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tất cả các mặt của đời sống đều phải tiến hành chuyển đổi số. Tuy nhiên, trong đào tạo ngành Du lịch, ngoài việc học lý thuyết thì thực hành đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, tọa đàm là nơi chia sẻ những kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau của các cơ sở giáo dục đào tạo ngành Du lịch để cùng nhau tháo gỡ các khó khăn, từng bước thích ứng với hoàn cảnh mới”.
Tại Tọa đàm, các tham luận đến từ các cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch góp phần hỗ trợ đề xuất, lựa chọn các giải pháp, kinh nghiệm phù hợp cho việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh hiện nay:
- Tham luận “Triển khai công tác thực hành, thực tập cho sinh viên trong bối cảnh ngành du lịch phải tạm dừng do các điều kiện khách quan” – TS. Vũ An Dân, Trường Đại học Mở Hà Nội
- Tham luận “Kinh nghiệm triển khai công tác thực tập thực tế của Trường Du lịch – Đại học Huế trong bối cảnh Covid-19” – PGS. TS. Trần Hữu Tuấn, Trường Du lịch – Đại học Huế
- Tham luận “Tham gia vận hành doanh nghiệp từ xa “vượt bão Covid-19” bằng ứng dụng Cesim Hospitality tại Khoa Du lịch trường Đại học Văn Lang” – TS. Lê Minh Thành, Trường Đại học Văn Lang
- Tham luận “Giải pháp triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Trường Đại học Hạ Long với tình trạng bình thường sau đại dịch Covid-19” – TS. Vũ Văn Viện, Trường Đại học Hạ Long
- Tham luận “Tương lai và triển vọng của ngành đào tạo du lịch ở Việt Nam” – PGS. TS. Phạm Hồng Long, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bế mạc tọa đàm, PGS. TS. Trần Hữu Tuấn – Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khối đào tạo Du lịch, Hiệu trưởng Trường Du lịch Đại học Huế cho biết: “Buổi tọa đàm là nhịp cầu kết nối 3 miền Bắc – Trung – Nam về vấn đề nguồn nhân lực du lịch thích ứng với hoàn cảnh đại dịch. Bên cạnh đó, 5 tham luận của các báo cáo viên đã giải đáp những vấn đề đang tồn tại trong nguồn nhân lực du lịch. Góp ý của các doanh nghiệp về tiêu chí tuyển dụng đã vạch ra mục tiêu cho sinh viên trau dồi, rèn luyện, chuẩn bị kỹ năng cần thiết thích nghi giai đoạn bình thường mới”.
Các báo cáo, tham luận và những giải pháp được các thầy cô, chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đưa ra trong buổi tọa đàm đã phần nào giải quyết được vấn đề đào tạo nhân lực trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Hiện tại, các trường đại học, trong đó có Đại học Văn Lang đã cố gắng tìm ra giải pháp điều chỉnh chương trình đào tạo linh động, ứng dụng công nghệ số phục vụ nhu cầu học tập, giúp sinh viên hoàn thiện bản thân trong thị trường du lịch nhiều biến động hiện nay.
Cao Thông