Tin tức khác
- [Tra cứu]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ
- MỘT SỐ CÁC TẠP CHÍ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC THÁNG 4/2022
- Van Lang – Heritech II: Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và Kỹ thuật xanh trong và sau đại dịch COVID-19”
- Ngành Tâm lý Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em
- Hội thảo "Chuyển giao kiến thức tăng cường năng lực điều trị và phòng ngừa viêm gan siêu vi B"
- Seminar về ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp - Thực phẩm - Y dược
- Hội thảo "Mega Trends Shaping Changes - các xu hướng ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng sau đại dịch Covid-19
- Đại học Văn Lang đồng tổ chức Tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh trong và hậu Covid-19”
Seminar về ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp - Thực phẩm - Y dược
(VLU, 10/11/2021) - Ngày 03/11/2021, Khoa Công nghệ - bộ môn Công nghệ Sinh học đã tổ chức Hội thảo chuyên đề Thành tựu và triển vọng của ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp – Thực phẩm – Y dược.
Chuyên đề là hoạt động trong khuôn khổ môn học Nhập môn Công nghệ Sinh học, với sự tham gia của 4 diễn giả là các chuyên gia trong lĩnh vực: TS. Hà Thị Bích Ngọc (Viện Pasteur Tp.HCM); ông Trần Văn Hải (Công ty GCFood); ông Lê Minh Vương (Sun & Wind Farm); TS. Phan Thị Công - Giảng viên thỉnh giảng Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang. Hội thảo diễn ra với hình thức online và nhận được sự quan tâm của gần 90 sinh viên ngành Công nghệ Sinh học, Công nghệ Sinh học Y dược, Công nghệ Thẩm mỹ, Nông nghiệp Công nghệ cao.
TS. Nguyễn Hữu Hùng – Phó trưởng Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang cho biết: “Đây là cơ hội để đại diện các doanh nghiệp chia sẻ những ứng dụng thực tế tại doanh nghiệp, là môi trường học thuật hữu ích dành cho sinh viên trong hành trình phát triển bản thân của các bạn”.
Tại Hội thảo, ông Lê Minh Vương cho biết: “Việt Nam đang dần bước qua đại dịch và bước đầu trong giai đoạn bình thường mới, đây là cơ hội rất lớn cho đất nước vốn có nền nông nghiệp, thực phẩm tiềm năng vươn mình phát triển hơn. Sau đại dịch, con người có nhiều thay đổi, có xu hướng quay về những nhu cầu căn bản là thực phẩm, dược phẩm. Trong hai lĩnh vực này, công nghệ sinh học đóng vai trò quan trọng.” Qua phần trình bày của mình, diễn giả giới thiệu “người thực, việc thực” về việc ứng dụng Công nghệ Sinh học tại doanh nghiệp được mệnh danh là ông vua nha đam Việt Nam.
Trong phần trình bày về nghiên cứu ứng dụng Công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường và phân bón, ông Trần Văn Hải nhận được nhiều câu hỏi thảo luận của sinh viên về việc sử dụng các loại men, phân chuồng để nuôi trùng quế rất gần gũi với mọi người và có tính ứng dụng cao. Ngoài ra, diễn giả cũng giới thiệu ứng dụng trồng cây đậu xanh để cải tạo đất, hạn chế mất nước, nguồn hữu cơ tự nhiên trong trồng táo.
Trong khi đó, với vai trò là diễn giả thân quen của Khoa Công nghệ – Trường Đại học Văn Lang, TS. Hà Thị Bích Ngọc (Viện Pasteur Tp.HCM) mang đến nhiều thông tin hữu ích về ứng dụng và đặc biệt là các thành tựu Công nghệ Sinh học của Việt Nam trong lĩnh vực Y dược như chuẩn đoán gen, điều trị gen, sản xuất thuốc, chế tạo vaccine. Bên cạnh đó, cô cũng giúp sinh viên và giảng viên hiểu rõ hơn về nền tảng phát triển vaccine và công nghệ được ứng dụng trong các loại vaccine mà gần đây Việt Nam đã triển khai tiêm chủng cộng đồng như AstraZeneca, Moderna, Pfizer,… Với sự phát triển của Công nghệ sinh học, Việt Nam cũng đã nghiên cứu và trong quá trình đưa vào sử dụng 2 loại vaccine là Nanocovax và Covivac. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực của đội ngũ nghiên cứu và thành tựu đã đạt được của nền Công nghệ sinh học, Việt Nam sẽ sớm đưa vào sử dụng 2 loại vaccine này.
Tưởng Lam