Tin tức khác
- [Tra cứu]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ
- MỘT SỐ CÁC TẠP CHÍ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC THÁNG 4/2022
- Van Lang – Heritech II: Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và Kỹ thuật xanh trong và sau đại dịch COVID-19”
- Ngành Tâm lý Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em
- Hội thảo "Chuyển giao kiến thức tăng cường năng lực điều trị và phòng ngừa viêm gan siêu vi B"
- Seminar về ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp - Thực phẩm - Y dược
- Hội thảo "Mega Trends Shaping Changes - các xu hướng ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng sau đại dịch Covid-19
- Đại học Văn Lang đồng tổ chức Tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh trong và hậu Covid-19”
Ngành Tâm lý Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em
(VLU, 13/12/2021) - Ngày 12/12/2021 vừa qua, ngành Tâm lý học - Khoa Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học Văn Lang đã phối hợp cùng nhiều chuyên gia, các nhà khoa học từ các trường Đại học trên thế giới đồng tổ chức Hội thảo Quốc tế "Tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em - giải pháp trợ giúp từ can thiệp tâm lý và công tác xã hội", thu hút sự quan tâm của sinh viên và các nghiên cứu sinh quan tâm đến lĩnh vực.
Với sự đồng tổ chức của ngành Tâm lý học - Trường Đại học Văn Lang, Hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia từ các trường Đại học trên thế giới:
- TS. Judith C.Chavez – Hiệu phó Trường Đại học Lourdes, Philippines
- TS. Ines Daoso – Đại học Lourdes, Philippines
- GS. TS. Tran Lan Gien – Đại học Memorial, Canada
- GS. TS. Edward Hoffman – Đại học Yeshiva, NewYork, Hoa Kỳ
- GS. TS. Ronald O’Donnell – Đại học Arizonal, Hoa Kỳ
- ThS. Trương Nguyễn Xuân Quỳnh – Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Hoa Kỳ
Chuyên gia Việt Nam từ các tổ chức và cá nhân trong nước tham dự Hội thảo gồm có:
- TS. Hà Thị Minh Đức – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Lao động Thương binh Xã hội
- TS. Vũ Phương Ly – Chuyên gia Chương trình của WOMEN UN tại Việt Nam
- Bà Lê Hồng Loan – Trưởng phòng Chương trình Bảo vệ Trẻ em của UNICEF tại Việt Nam
- ThS. BS.CKI. Giang Ngọc Thụy Vy – Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng, đồng thời đại dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không chỉ đến đời sống mà còn cả sức khỏe tinh thần của phụ nữ và trẻ em, dẫn đến các triệu chứng sang chấn tâm lý như lo âu, hoảng sợ, stress, trầm cảm, Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý, cơ quan xây dựng chính sách, dịch vụ xã hội trong và ngoài nước gặp gỡ và chia sẻ, nhằm đưa ra giải pháp can thiệp, giải quyết các vấn đề nhạy cảm trong chăm sóc và điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm lý.
Đại diện Trường Đại học Văn Lang, PGS. TS Trần Thị Mỹ Diệu - Hiệu trưởng; cùng TS. Judith C.Chavez - Hiệu phó Trường Đại học Lourdes, Philippines đã gửi lời chào mừng các đại biểu, chuyên gia, nhà nghiên cứu có mặt trong phiên làm việc trực tuyến, kết nối từ nhiều quốc gia trên thế giới. Các nhà lãnh đạo cùng hướng đến định hướng đoàn kết, hợp tác cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm liên quan tới biến đổi khí hậu, dịch bệnh, từ đó khẳng định vai trò của lĩnh vực Tâm lý học và ngành Công tác Xã hội, trợ giúp người dân ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh Covid – 19.
Tham gia hội thảo với tham luận “Tác động của biến đổi khí hậu và đại dịch Covid – 19 đối với gia đình, phụ nữ và trẻ em”, TS. Vũ Phương Ly - Chuyên gia Chương trình của WOMEN UN tại Việt Nam đã đưa ra những nhận định về sự bất bình đẳng giới đang xảy ra trong xã hội: “Tỷ lệ tham gia lao động việc làm của nữ hiện nay là 72%, một con số khá cao và là tín hiệu đáng mừng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Điều này chứng tỏ có sự nỗ lực cũng như sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ trong việc xóa nhòa bất bình đẳng giới. Những báo cáo gần đây cho rằng thế giới mất khoảng 90 năm thu hẹp bất bình đẳng giới nhưng vì dịch bệnh Covid, điều này sẽ mất 134 năm, liên quan tới thế hệ con cháu của chúng ta”. UN Women - Thực thể Liên hợp quốc vì bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ đã can thiệp những tình trạng trên bằng việc nâng cao năng lực làm việc của phụ nữ, tuyên truyền vận động và xây dựng mạng lưới ứng phó khẩn cấp nhằm chấm dứt bạo lực trong bối cảnh khẩn cấp của đại dịch Covid – 19, sử dụng giới trẻ như là phương tiện truyền thông chính để tuyên truyền.
Với chủ đề “Vai trò của Công tác xã hội trong đại dịch Covid – 19 và Hỗ trợ của UNICEF về Bảo vệ trẻ em trong bối cảnh Covid – 19 ở Việt Nam”, bà Lê Hồng Loan - Trưởng phòng Chương trình Bảo vệ Trẻ em của UNICEF tại Việt Nam, khẳng định ngành nghề Công tác Xã hội đang đóng vai trò to lớn trong bối cảnh đại dịch để đảm bảo các nhóm người yếu thế nhất được hỗ trợ, bảo vệ và nằm trong các kế hoạch trọng điểm. Cũng theo bà, các cơ sở công tác xã hội cần tăng cường đầu tư đào tạo sinh viên và cán bộ làm công tác xã hội bởi ngành nghề này sẽ trở nên ưu thế và giữ vai trò quan trọng trong tương lai.
Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ. TS. Lê Nguyên Phương, Đại học California, Hoa Kỳ cho biết: "Trẻ em chịu rối loạn tinh thần gấp 2 và 5 lần trong đại dịch. Nhiều trẻ rơi vào trầm cảm và lo âu. Cha mẹ cũng bị ảnh hưởng và stress bởi tài chính, trách nhiệm nuôi dạy con cái cũng như những diễn biến bất thường do Covid". Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách gia đình dành thời gian giao lưu với nhau, giảm thiểu thời gian sử dụng các phương tiện online. Mỗi cá nhân nên học cách điều hoà cảm xúc để cân bằng và nâng cao sức khỏe tinh thần, vượt qua đại dịch.
Hội thảo kéo dài đến 17h30 cùng ngày với hai phiên họp ở mỗi buổi, tổng cộng có 14 bài tham luận, cung cấp những kiến thức chuyên sâu và thông điệp tích cực với kỳ vọng cùng xã hội vượt qua giai đoạn khó khăn, nâng cao kỹ năng phòng chống dịch cùng tâm lý sẵn sàng ứng phó, hỗ trợ điều tiết và cân bằng sức khỏe tinh thần cho các đối tượng dễ tổn thương cần được bảo vệ.