Trường Đại học Văn Lang tổ chức đào tạo về Chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cho cán bộ - giảng viên

06 Tháng Sáu 2021

(P.TS&TT – Văn Lang, 21/01/2021) - Với mong muốn cán bộ - giảng viên - nhân viên hiểu hơn về chuyển đổi số và AI, Trường Đại học Văn Lang tổ chức Khóa đào tạo ngắn hạn về Chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục do chuyên gia - GS.TS Hồ Tú Bảo, Viện trưởng Viện John von Neuman (JVN), Đại học Quốc gia Tp. HCM (Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và phát hiện tri thức) trực tiếp giảng dạy.

Chuyển đổi số và Trí tuệ nhân tạo AI giờ đây không còn là khái niệm xa lạ; nhất là sau khi dịch bệnh Covid -19 xuất hiện và ảnh hưởng mạnh mẽ, Chính phủ đẩy mạnh các hoạt động và xu hướng chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực. Không nằm ngoài xu hướng chung, chuyển đổi số và Trí tệ nhân tạo AI đã có những thúc đẩy và tạo nên sự thay đổi lớn trong ngành Giáo dục. Trong bối cảnh đó, Trường Đại học Văn Lang cũng đang tích cực thực hiện chủ trương đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi số trong môi trường đại học, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI vào các lĩnh vực ngành nghề trong năm học mới.

vlu khoa tap huan chuyen doi so aKhóa ngắn hạn về Chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục là một trong những nỗ lực của Trường ĐH Văn Lang hướng đến xu hướng Chuyển đổi số

Khóa đào tạo ngắn hạn được triển khai tại Cơ sở 3 của Trường trong 4 buổi từ ngày 21 -23/01/2021.

Theo đó, trong buổi đầu tiên với chủ đề: Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong Khối Kỹ thuật – Công nghệ (Khoa Kỹ thuật, Khoa Mỹ thuật&Thiết kế, Khoa Kiến trúc, Khoa Xây dựng, Khoa Công nghệ, Khoa Công nghệ Ô tô), GS. TS. Hồ Tú Bảo trao đổi về những thay đổi của Kỹ thuật – Công nghệ; cũng như những thay đổi, ứng dụng cần thiết trong giáo dục và đào tạo của các lĩnh vực này với AI. Thầy cô khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ cũng được tìm hiểu về những ảnh hưởng của môi trường số đến các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật và năng khiếu.

vlu khoa tap huan chuyen doi so h

vlu khoa tap huan chuyen doi so jGiảng viên của 06 khoa Khối Kỹ thuật – Công nghệ cùng GS.TS Hồ Tú Bảo trao đổi về những Ứng dụng của AI trong Kỹ thuật, Công nghệ, Xây dựng và Kiến trúc,... 

Buổi thứ 2, khóa học trao đổi về Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong Khối Kinh doanh (Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Thương mại, Khoa Tài chính Ngân hàng, Khoa Kế toán Kiểm toán). 

vlu khoa tap huan chuyen doi so pBài giảng bàn về Kinh tế số, sự thay đổi của kinh doanh và doanh nghiệp trong Kinh tế số cũng như các khái niệm về Kinh doanh thông minh và phân tích kinh doanh cùng những định hướng thay đổi đào tạo về kinh doanh với AI.

Đặc biệt, với chủ đề: “Tương lai của giáo dục trong kỷ nguyên Trí tuệ Nhân tạo (AI)”, buổi thứ 3 diễn ra tại Hội trường Trịnh Công Sơn đã mang đến nhiều kiến thức và thông tin thú vị về chuyển đổi số và Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục. Nhiều giảng viên của các khoa, ngành hào hứng tham gia, trao đổi và đặt câu hỏi cho chuyên gia để hiểu hơn về việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực, ngành đào tạo của mình.

 

 

Tại buổi chia sẻ thú vị này, GS.TS. Hồ Tú Bảo đã gửi gắm một số thông điệp đến Trường Đại học Văn Lang:

  • Chuyển đổi số trong giáo dục là tất yếu và con đường đi đến tương lai của giáo dục
  • Nhận thức là bước đầu tiên của chuyển đổi số
  • AI có thể ứng dụng vào mọi lĩnh vực giáo dục
  • Chuyển đổi số là thay đổi giáo dục đào tạo nhờ dùng công nghệ, chứ không phải là việc dùng các công nghệ số.

vlu khoa tap huan chuyen doi so lTheo GS. TS. Hồ Tú Bảo: Bản chất của chuyển đổi số trong giáo dục là chuyển hoạt động dạy và học lên môi trường số: kiến thức, phương pháp, học liệu số,.. gồm 3 bước: Số hóa, Thực nghiệm và Chuyển đổi số.

Có mặt tại buổi thứ 3 của Khóa học, PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang chia sẻ đến giảng viên: “Chúng ta thấy rằng AI được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề, ngành nào cũng có câu hỏi cần phải đi tìm lời giải “Với ngành của mình AI được ứng dụng như thế nào”. Là những người làm công tác đào tạo, chúng ta phải dạy cho sinh viên điều gì để khi các bạn ra trường phù hợp với môi trường mới được dự báo sẽ thay đổi rất nhiều trong vài năm tới. Sau khóa tập huấn sẽ suy nghĩ một cách sâu sắc hơn về sự điều chỉnh chương trình đào tạo của ngành của mình như thế nào cho phù hợp."

vlu khoa tap huan chuyen doi so bPGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu mong muốn tập thể đội ngũ cán bộ giảng viên Trường Đại học Văn Lang suy nghĩ kỹ hơn về việc thay đổi phương pháp đào tạo phù hợp với thời đại số.

TS. Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Hội đồng Trường bày tỏ mong muốn cũng như đưa ra một số đề nghị đến tập thể giảng viên Trường Đại học Văn Lang: Chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực hiện nay và về sau, chính vì vậy, Trường Đại học Văn Lang cần có nhận thức một cách nghiêm túc và đúng đắn để từng bước thay đổi, trước hết là trong phương pháp giảng dạy để thay đổi thói quen học tập truyền thống vẫn tồn tại nhiều hạn chế, hướng đến phương pháp học tập cập nhật liên tục và đáp ứng xu thế đang thay đổi nhanh chóng.

vlu khoa tap huan chuyen doi so cTS. Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Hội đồng Trường khẳng định Trường Đại học Văn Lang sẽ đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển đổi số toàn diện

vlu khoa tap huan chuyen doi so gTS. Nguyễn Cao Trí tặng hoa cho GS.TS. Hồ Tú Bảo sau 3 ngày làm việc và giảng dạy tại Trường Đại học Văn Lang

Sau buổi học thứ 3, các thầy cô Khối Xã hội tiếp tục đến với buổi học dành riêng cho lĩnh vực của mình để tìm hiểu rõ hơn những ứng dụng chuyển đổi số và Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong du lịch, ngôn ngữ, quan hệ công chúng và nghệ thuật,…

vlu khoa tap huan chuyen doi so qGiảng viên Khối Xã hội trao đổi đặt câu hỏi để hiểu hơn về ứng dụng AI trong lĩnh vực của mình

 

GS. TS. Hồ Tú Bảo 

- Chủ tịch Hội đồng Khoa học Thông tin và Máy tính, Viện trưởng hiện là Giám đốc Khoa học Viện John von Neumann (JVN), Đại học Quốc gia Tp. HCM (Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và phát hiện tri thức học máy) .

- Phó Chủ tịch thành viên Hội đồng Khoa học và Giám đốc phòng thí nghiệm khoa học dữ liệu, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM). -Giáo sư chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và Học máy, có gần 40 năm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning).

- Thành viên nhóm Think Tank VINASA. -Tốt nghiệp đại học (1978) ngành Toán điều khiển, Đại học Bách Khoa Hà Nội; Thạc sĩ (1984) và Tiến sĩ (1987) ngành Công nghệ Thông tin, chuyên ngành Trí tuệ Nhân tạo, Đại học Paris 6, Cộng hoà Pháp.

- Làm việc tại Viện Công nghệ Thông tin, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (1979-1993) và là Phó Giáo sư năm 1991. Làm việc tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST) từ 1993 đến 2018 và là Giáo sư phụ trách Phòng thí nghiệm về Khai phá Dữ liệu từ 1998. Từ tháng 4.2018 là Giám đốc Phòng thí nghiệm về Khoa học Dữ liệu tại Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán, đồng thời là Giám đốc Viện John von Neumann tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

- Là Thành viên Hội đồng tư vấn Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại TP.HCM trong giai đoạn 2020-2030”.

 

Bài: Thanh Tiền
Hình: Thịnh Trần, Nhật Huy, Thái Nguyễn