Tin tức khác
- [Tra cứu]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ
- MỘT SỐ CÁC TẠP CHÍ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC THÁNG 4/2022
- Van Lang – Heritech II: Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và Kỹ thuật xanh trong và sau đại dịch COVID-19”
- Ngành Tâm lý Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em
- Hội thảo "Chuyển giao kiến thức tăng cường năng lực điều trị và phòng ngừa viêm gan siêu vi B"
- Seminar về ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp - Thực phẩm - Y dược
- Hội thảo "Mega Trends Shaping Changes - các xu hướng ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng sau đại dịch Covid-19
- Đại học Văn Lang đồng tổ chức Tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh trong và hậu Covid-19”
Khoa Y Đại học Văn Lang cùng Medisetter và Thermo Fisher Scientific tổ chức hội thảo khoa học về sử dụng kháng sinh trong thế kỷ 21
(VLU - 18/6/2021) - Vào lúc 14g00 ngày 17/6/2021, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang đã phối hợp cùng Medisetter và Thermo Fisher Scientific tổ chức buổi hội thảo khoa học trực tuyến với chủ đề “ Quản lý sử dụng kháng sinh trong thế kỷ 21: Thách thức và giải pháp".
Hội thảo có sự tham gia của TS. BS. Phạm Hùng Vân - Chủ tịch Liên Chi Hội Vi sinh Lâm sàng Tp.HCM, TS. Trần Nhật Phương - Trưởng Bộ môn Y Cơ sở, Khoa Y Trường Đại học Văn Lang, BS. Neha Mishra - Chuyên gia tư vấn Bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện Manipal, Bangalore).
Mở đầu Hội thảo, TS. BS. Phạm Hùng Vân báo động về tình trạng số ca vi khuẩn chống lại kháng sinh ngày càng cao trong hơn một thập kỷ trở lại đây. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được thông báo nhiều và dày đặc hơn trên các tạp chí chuyên ngành vi sinh, truyền nhiễm. Tình hình đã khác so với trước đây, khi đa phần bác sĩ coi nhẹ cụm từ “Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh” bởi lúc đó các kháng sinh được kê đơn theo kinh nghiệm có vẻ vẫn có tác dụng tốt trên hầu hết các chủng vi khuẩn gây bệnh.
Theo TS. BS. Phạm Hùng Vân, thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với các bệnh truyền nhiễm còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật như: nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh viện… Việc bắt buộc thay thế các kháng sinh cũ bằng kháng sinh mới đắt tiền đang là gánh nặng thực sự vì gia tăng chi phí cho ngành y tế.
Vì sao vi khuẩn kháng kháng sinh?
Trải qua gần 100 năm, muôn vàn chủng loại kháng sinh đã được tìm thấy và đưa vào sử dụng. Có 3 loại kháng sinh cơ bản, là kháng sinh tự nhiên, kháng sinh bán tổng hợp và kháng sinh tổng hợp. Nhờ có kháng sinh mà ở thế chiến thứ 2, vết thương của các binh sĩ có thể dễ dàng bình phục. Lúc này, nhân loại tưởng chừng vi khuẩn đã đầu hàng trước sự ra đời của kháng sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều ngược lại. Các chủng vi khuẩn ngày càng biến đổi và thích nghi để chống lại kháng sinh. Thật ngạc nhiên là vi khuẩn có muôn vàn phương kế để đối phó với con người và hầu như chúng ta luôn chạy theo sau. Các kháng sinh mới, đắt tiền, vừa được đưa vào sử dụng rộng rãi thì sau đó không lâu đã xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng lại kháng sinh đó.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hệ quả trên, theo TS. BS. Phạm Hùng Vân, là do lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không phù hợp, đặc biệt trong bệnh viện. Những vi khuẩn kháng kháng sinh được gọi chung là nhóm ESKAPE. Nhóm vi khuẩn này lây lan cộng đồng mạnh ở môi trường bệnh viện và lây qua nguồn thực phẩm hàng ngày.
“Chúng ta đang mất đi công cụ quan trọng để chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến. Chúng ta đang dần cạn kiệt nguồn thuốc quý giá này. Việc phát triển loại thuốc mới là cần thiết. Tuy nhiên, nếu con người không thay đổi cách chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh thì các thuốc mới rồi cũng sẽ trở nên vô tác dụng.”
Đó là lời TS. KiDong Park (WHO) được TS. Trần Nhật Phương trích dẫn lại để tóm tắt thực trạng kháng kháng sinh hiện nay. Bằng kinh nghiệm trong thời gian công tác nghiên cứu và giảng dạy, TS. Phương nhận định thêm, các vi khuẩn đa kháng thuốc trong thế kỉ 21 đa phần thuộc nhóm gram âm. Ở Việt Nam, từ năm 2015 đến năm 2017, thông qua 12.436 vi khuẩn gram âm được phân lập tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Pháp (Hải Phòng) cho thấy tỷ lệ vi khuẩn gram âm kháng kháng sinh ngày càng tăng theo thời gian sử dụng. Cùng thời gian đó, tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định (Tp.HCM) và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng đã ghi nhận các trường hợp kháng kháng sinh với tỷ lệ tương đương.
Đồng quan điểm với TS. BS. Phạm Hùng Vân và TS. Trần Nhật Phương, BS. Neha Mishra cho biết, không riêng Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn do lạm dụng thuốc cũng liên tục tăng cao trong những năm gần đây ở Ấn Độ. Theo BS. Neha Mishra, trước khi sử dụng một loại kháng sinh nào đó, cần đưa ra nhiều câu hỏi phân tích khác nhau để cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Chỉ sơ suất nhỏ có thể dẫn đến phát sinh ra nhiều chủng vi khuẩn kháng kháng sinh khác nhau, khiến việc điều trị những căn bệnh đơn giản nhất cũng trở nên khó khăn hơn nhiều.
Hàng loạt các biện pháp khắc phục tình trạng kháng kháng sinh được ba diễn giả nêu ra. Bênh cạnh việc các y, bác sĩ cần đưa ra kháng sinh đồ điều trị hợp lý trước khi sử dụng kháng sinh, bệnh nhân cũng đóng vai trò không kém quan trọng. Việc tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà mà không có hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ cũng dẫn đến việc kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn.
Xem đầy đủ Hội thảo tại đây.