Tin tức khác
- [Tra cứu]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ
- MỘT SỐ CÁC TẠP CHÍ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC THÁNG 4/2022
- Van Lang – Heritech II: Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và Kỹ thuật xanh trong và sau đại dịch COVID-19”
- Ngành Tâm lý Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em
- Hội thảo "Chuyển giao kiến thức tăng cường năng lực điều trị và phòng ngừa viêm gan siêu vi B"
- Seminar về ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp - Thực phẩm - Y dược
- Hội thảo "Mega Trends Shaping Changes - các xu hướng ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng sau đại dịch Covid-19
- Đại học Văn Lang đồng tổ chức Tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh trong và hậu Covid-19”
Khoa Công nghệ VLU hoàn thành Dự án Khảo sát tốc độ phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải nhựa trên sông Dương Đông, Phú Quốc
(VLU, 16/11/2021) - Tháng 10 năm 2021, nhóm nghiên cứu khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang do TS. Nguyễn Thị Phương Loan và ThS. NCS. Lê Minh Trường chủ trì đã chính thức hoàn thành dự án "Khảo sát tốc độ phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải nhựa trên sống Dương Đông, Phú Quốc." Đây là dự án thuộc chương trình Mitigating marine plastic debris in Vietnam do tổ chức World Wide Fund for Nature tại Việt Nam đặt hàng Khoa Công nghệ Trường Đại học Văn Lang thực hiện.
Về tổng quan, khái niệm “phương pháp tiếp cận từ nguồn-đến-biển” (source-to-sea approach) là một chu trình gồm sáu bước, tập trung vào sáu dòng vật chất chính gồm nước, đất, các chất ô nhiễm, quần xã sinh vật, vật liệu, và các dịch vụ sinh thái để thiết kế, lập kế hoạch, triển khai, và đánh giá các dự án và chương trình với mục tiêu hỗ trợ việc quản lý từ nguồn phát sinh đến biển.
Dự án "Khảo sát tốc độ phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải nhựa trên sông Dương Đông, Phú Quốc" sử dụng mô hình Dòng Chất thải (Waste Flow Diagram) (Renaud et al. 2018) để ước tính lượng chất thải nhựa thất thoát từ sông Dương Đông ra biển và hoàn thành bước thứ nhất - mô tả đặc điểm- của phương pháp tiếp cận từ nguồn-đến-biển. Dòng vật chất chính của khảo sát này là chất thải nhựa trôi nổi trên sông Dương Đông, Thành phố Dương Đông, Phú Quốc. Kết quả thu được từ khảo sát sẽ hỗ trợ các Cơ quan Quản lý địa phương lập (1) kế hoạch thu gom và xử lý chất thải (bao gồm chất thải nhựa) tại các điểm nóng, (2) giảm thiểu sự lan truyền chất thải nhựa vào nguồn nước và thất thoát ra biển, và (3) hoàn thiện các khâu trong hệ thống quản lý chất thải rắn của các hộ gia đình sống ven sông, các ghe hoặc tàu đang neo đậu trên sông Dương Đông.
Về kết quả, báo cáo này được thực hiện dựa trên nguồn số liệu sơ cấp để đánh giá hiện trạng tồn đọng chất thải nhựa trên sông Dương Đông, xác định vị trí các điểm nóng, nguồn, tốc độ phát sinh và thành phần chất thải nhựa. Khảo sát xã hội học cũng được thực hiện trong dự án này và được sử dụng kết hợp với số liệu thứ cấp về nguồn và tốc độ phát sinh chất thải nhựa tại Phú Quốc (WWF-Việt Nam và USAID 2018) để cân bằng vật chất và ước tính lượng chất thải nhựa thất thoát ra biển từ các đường lan truyền khác nhau. Do các giới hạn về điều kiện khảo sát (thời gian thực hiện khảo sát ngắn, khảo sát chất thải rắn trên sông bị ảnh hưởng bởi chế độ gió, chế độ thủy triều, và chế độ sinh hoạt và hoạt động du lịch đang bị ảnh hưởng bởi COVID-19) và khảo sát được thực hiện dựa trên việc lấy mẫu đại diện, số liệu thu được từ khảo sát được đề xuất sử dụng như là số liệu chỉ báo hơn là số liệu thống kê có độ tin cậy cao.
Kiến nghị: Nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp sau để giảm thiểu chất thải nhựa thất thoát ra biển:
- Bổ sung tuyến thu gom chất thải rắn để thu gom hoàn toàn lượng chất thải phát sinh từ các hộ gia đình sống ven sông chưa tiếp cận được hệ thống thu gom chất thải của địa phương.
- Bố trí các điểm đổ chất thải tập trung trên bờ, và phân tán dọc hai bên bờ sông để thuận tiện cho sự tiếp cận của người sống trên tàu. Trao quyền và bổ sung nhiệm vụ của đội thu gom chất thải rắn trên sông của Ban Quản lý Công trình Công cộng Phú Quốc. Cụ thể, để giảm thiểu gánh nặng vớt chất thải trên sông, đội thu gom có nhiệm vụ tiếp cận các ghe và tàu neo đậu trên sông để thu gom chất thải phát sinh. Chính quyền địa phương cần cung cấp miễn phí thùng chứa chất thải cho các ghe tàu. Cơ quan quản lý địa phương xây dựng chính sách và các biện pháp chế tài đối với việc vứt chất thải trực tiếp xuống sông, trao quyền xử phạt cho đội ngũ thu gom thuộc Ban Quản lý Công trình Công cộng và xây dựng đội ngũ kiểm tra, giám sát.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức và kiến thức về quá trình phân hủy chất thải cho người dân.
- Cải tiến phương tiện thu gom chất thải trên sông của đội thu gom.
- Thu gom triệt để chất thải nguy hại phát sinh trên sông.
Độc giả có thể lựa chọn xem toàn bộ báo cáo dự án "Khảo sát tốc độ phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải nhựa trên sống Dương Đông, Phú Quốc" theo hai phiên bản:
Khoa Công nghệ