Tin tức khác
- [Tra cứu]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Danh sách Tạp chí, Nhà xuất bản Quốc tế không được Trường Đại học Văn Lang nghiệm thu
- [Thông báo]: Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ
- MỘT SỐ CÁC TẠP CHÍ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC THÁNG 4/2022
- Van Lang – Heritech II: Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và Kỹ thuật xanh trong và sau đại dịch COVID-19”
- Ngành Tâm lý Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu và dịch bệnh tới gia đình, phụ nữ và trẻ em
- Hội thảo "Chuyển giao kiến thức tăng cường năng lực điều trị và phòng ngừa viêm gan siêu vi B"
- Seminar về ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp - Thực phẩm - Y dược
- Hội thảo "Mega Trends Shaping Changes - các xu hướng ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng sau đại dịch Covid-19
- Đại học Văn Lang đồng tổ chức Tọa đàm “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng với bối cảnh trong và hậu Covid-19”
Hội thảo khoa học “A look back 2020 – A moving forward 2021” của Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông
(P.TS&TT - Văn Lang, 31/4/2021) - Sáng 30/03/2021, Khoa Quan hệ Công chúng & Truyền thông Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo khoa học “A look back 2020 – a moving foward 2021”.
Hội thảo có sự góp mặt của nhiều khách mời là các chuyên gia nổi tiếng trong ngành như: Ông Nguyễn Khoa Mỹ – Chủ tịch mạng lưới VNPR, ông Mã Thanh Danh – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Kido, ông Phạm Đình Nguyên – Sáng lập Phinldeli, ông Nguyễn Tiến Huy – CEO Digipencil, ông Bùi Quang Tinh Tú – Sáng lập UAN Marketing, bà Lê Mai Anh – Giám đốc Điều hành PRNews Wire, bà Phạm Minh Nguyệt – Giám đốc Marketing Propzy, Tiến sĩ Jay Daniel Thompson – Giảng viên Truyền thông Khoa Truyền thông Đại học RMIT, Melbourne (Australia) cùng các khách mời đến từ các tập đoàn trong nước và quốc tế.
Về phía Trường Đại học Văn Lang, có sự hiện diện của TS. Nguyễn Đắc Tâm, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường Đại học Văn Lang, Viện trưởng Viện Di sản Văn Lang, PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang, TS. Võ Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đại học Văn Lang, Trưởng khoa Quan hệ Công chúng và Truyền thông, TS. Hoàng Xuân Phương – Phó trưởng khoa Quan hệ Công chúng và Truyền thông cùng các giảng viên, sinh viên Khoa Quan hệ Công chúng và Truyền thông Trường Đại học Văn Lang.
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Trần Thị Mỹ Diệu cho biết: “Mỗi một ngành nghề đều phải suy nghĩ chúng ta phải làm gì cho phù hợp hơn trong bối cảnh của phát triển nên công nghệ và trong bối cảnh có vẻ các biến động của xã hội có thể không có điểm dừng. Đó là câu chuyện tại sao, chúng ta ngồi đây ngày hôm nay để tìm ra giải pháp cho việc ứng dụng công nghệ trong truyền thông và giải quyết trong bối cảnh xã hội biến đổi không ngừng”.
Chia sẻ về ý nghĩa Hội thảo và báo cáo đề dẫn chủ đề chính, TS. Võ Văn Tuấn thông tin: “Hội thảo giúp ta có thể nhìn lại diễn biến trong năm 2020 vừa qua, khi tình hình dịch bệnh vô cùng phức tạp. Thông qua hội thảo, chúng tôi mong muốn có thể tạo cầu nối chia sẻ tri thức giữa môi trường học thuật và những kinh nghiệm thực chiến của các doanh nhân, lãnh đạo có sức ảnh hưởng. Đồng thời, tạo điều kiện để sinh viên Đại học Văn Lang tiếp cận góc nhìn, phân tích đa chiều từ các chuyên gia và giới doanh nhân về truyền thông và tác động của Covid – 19 đối với sự phát triển của lĩnh vực này”.
Hội thảo tập trung thảo luận 3 nội dung chính: Truyền thông và Tin giả trong thời kỳ Covid-19 và thời đại 4.0; Tác động của truyền thông số đến các doanh nghiệp và Vai trò của các hoạt động xã hội đối với các doanh nghiệp, tổ chức.
Hội thảo được khởi đầu qua báo cáo về truyền thông và tin giả ở Australia do TS Jay D. Thompson, RMIT trình bày. Kế tiếp là nội dung “Chinh phục cơn hoảng loạn” của ông Mã Thanh Danh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn KIDO. Ông nêu ra nguyên nhân cuộc hoảng loạn giữa đại dịch và bài giải cho cuộc hoảng loạn đó chính là “Sàn thương mại điện tử bình ổn giá trong dịch Covid-19” với 3 gói nhu yếu phẩm tuỳ chọn là bảo vệ sức khoẻ, tăng cường sức khoẻ và thực phẩm thiết yếu.
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Mai, trường ĐH Văn Lang, đóng góp tham luận về “Sự chuyển biến trong hành vi tiêu dùng hậu Covid-19”, đưa ra nghiên cứu chuyển biến trong hành vi của người tiêu dùng: hành vi tích trữ, mua sắm một số mặt hàng chủ yếu như khăn giấy, gạo, khẩu trang; chuyển từ mua hàng trực tiếp sang mua sắm online, phân phối sản phẩm tận nhà; nhu cầu một số dịch vụ giảm rõ rệt.
Báo cáo thứ tư là phần báo cáo tổng kết chiến dịch “Kiên cường Việt Nam” của Chủ tịch Hiệp hội VNPR - Ông Nguyễn Khoa Mỹ. Ông phân tích từng bước thực hiện chiến dịch, ý tưởng có từ đâu, nhờ phương thức thực hiện gì và những đơn vị hỗ trợ nào giúp dự án thành công hơn mong đợi. Cuối cùng, chị Lê Mai Anh, giám đốc quốc gia của tập đoàn PRNewswire, đã đưa ra quan điểm về bối cảnh, vai trò của truyền thông trong đại dịch, cũng như những thách thức và một vài trường hợp điển hình.
Phần toạ đàm là nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ những nhân vật có nhiều kinh nghiệm đến các đối tượng sinh viên, học viên các trường Đại học ngành Quan hệ công chúng & Truyền thông. Các diễn giả chia sẻ cách truyền thông như thế nào để đạt hiệu quả, điểm sáng của hoạt động truyền thông trong cơn đại dịch và người làm truyền thông cần tận dụng hoạt động truyền thông như thế nào để có thể vươn lên, thoát khỏi sự ảnh hưởng nặng nề do đại dịch gây ra.
Cuối Hội thảo là Lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông và Hiệp hội VNPR. 2 bên kỳ vọng sẽ cùng hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: đào tạo nguồn nhân lực, soạn thảo giáo trình quan hệ công chúng và hướng đến việc hoàn thiện các tiêu chuẩn trong ngành PR – Truyền thông trong tương lai gần.
Khoa Quan hệ Công chúng và Truyền thông