Chương trình Hợp tác Đối tác toàn cầu Thỏa thuận tài trợ bởi Hội đồng Anh

07 Tháng Mười Hai 2022

Dự án: Khả năng chống chịu Đô thị trong Nông nghiệp thông qua hệ thống canh tác theo chiều đứng tự động ở Việt Nam và Vương quốc Anh

Trước những thách thức trong việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp trong đại dịch Covid-19 đã mang lại ý tưởng về việc thích ứng một hệ thống trang trại đứng tự động hóa cao cho bối cảnh đô thị. Dự án mang tên "Khả năng chống chịu Đô thị trong Nông nghiệp thông qua hệ thống canh tác theo chiều đứng tự động ở Việt Nam và Vương quốc Anh" nhằm giúp nông dân tiếp cận các mô hình canh tác mới phù hợp với điều kiện hộ gia đình, nâng cao khả năng tự cung tự cấp và tăng thu nhập cho chủ hộ.

Khi dân số toàn cầu tiếp tục tăng và diện tích đất canh tác giảm, các trang trại theo chiều đứng tự động hóa cao đang trờ nên phổ biến trong bối cảnh đô thị. Điều này làm tăng phạm vi sản xuất thực phẩm, tiết kiệm nước và năng lượng, đồng thời tối đa hóa chất dinh dưỡng và độ tươi của sản phẩm, có thể được kiểm soát, cung cấp an toàn với hệ thống tiết kiệm

Dự án phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Chiến lược của Liên hợp quốc: (2) Xóa Đói với trọng tâm là nông nghiệp bền vững và (12) Sản xuất có trách nhiệm. Dự án này mang một tầm nhìn chung và có tính hợp tác cao, đồng thời đáp ứng mục tiêu SDG (10) Giảm bất bình đẳng giữa các quốc gia

Dự án sẽ thiết kế thí điểm 01 nhà kính tại Việt Nam và 01 tại Vương quốc Anh. Bên trong nhà kính, hai mô hình canh tác công nghệ cao: (1) Vườn theo chiều đứng (Canh tác chiều đứng: vừa làm diện tích trồng trọt vừa sản xuất rau sạch với sản lượng lớn; (2) Thủy canh (hệ thống trồng rau trong giá thể không phải đất tự nhiên. Tất cả các chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước tưới và cung cấp thường xuyên cho cây trồng). Các mô hình này được thiết lập với Công nghệ loT thông minh (giám sát điều kiện môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và kiểm soát tăng trưởng thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh).

Một số hình ảnh đang thực hiện về dự án: 

 

Đưa tin: Phòng. HTQT & NCKH